Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, đòi hỏi nền giáo dục cũng phải luôn có sự đổi mới.
Một trong những hướng đổi mới nền giáo dục cần được quan tâm đó là phát triển giáo dục theo hướng mở. Giáo dục mở đã bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỷ XX và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ vào thập niên 70. Lúc này nhiều nhà giáo dục đã thấy được sự hạn chế của giáo dục truyền thống và muốn thay đổi để mọi người dễ dàng tiếp cận hơn với nền giáo dục.
Giáo dục mở được hiểu là mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục cho mọi người qua nhiều phương thức đào tạo, bằng nhiều nguồn tư liệu giáo dục mở, môi trường học tập khác nhau, gạt bỏ phần nào các rào cản hạn chế cơ hội của người học. Mang lại cơ hội học tập đến với nhiều người ở mọi miền tổ quốc, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, những người khuyết tật.
Mới đây, trường Trung cấp Vạn Tường (thành viện hệ thống Giáo dục HEDU) đã mở chương trình đào tạo E-learning (Học trực tuyến) liên kết với Trường Đại học Mở Hà Nội dành cho tất cả đối tượng đã tốt nghiệp THPT, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. E-learning là phương pháp học tập từ xa có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin truyền thông và hỗ trợ giải đáp cho người học từ phía giảng viên và nhà trường.
Giáo dục mở là cơ hội cho tất cả người học bất kể họ là ai và bất kể tình trạng kinh tế ra sao. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích tinh thần học đối với các cử nhân đại học, học viên trường nghề, các đối tượng chưa qua trường lớp đại học sau khi tốt nghiệp THPT trường Đại học Văn Hiến sẽ là nơi tạo ra môi trường học tập suốt đời giúp người học cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ. Năm 2019, Nhà trường áp dụng chương trình “HỌC TẬP SUỐT ĐỜI”, người học sẽ được hỗ trợ học phí theo từng độ tuổi.
Vừa qua Trường Đại học Văn Hiến đã tiếp đón cô Đào Thị Thư, 63 tuổi, cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh đến nộp hồ sơ xét tuyển vào vào ngành Piano. Tiếp nối cô, thì ngày 4/9 ông Phan Thanh Khiết, 62 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh đã đến làm thủ tục nhập học ngành Tâm lý học và được Nhà trường. Cả 2 trường hợp đặc biệt này đều được hỗ trợ 100% học phí theo chính sách “Học tập suốt đời” của trường, đây là khởi đầu xứng đáng cho nỗ lực học tập không ngừng dù tuổi đã cao.
Đối với các học sinh tốt nghiệp THCS không tiếp tục lên bậc THPT và có ý định theo học nghề sẽ lựa chọn thì Mô hình học 9+ chính là con đường mới cho các em học sinh chọn lựa việc học tập văn hóa song song với việc học nghề để sớm gia nhập vào thị trường lao động, nhanh chóng có việc làm mà vẫn có cơ hội học lên những bậc cao hơn. Tại trường Cao đẳng Vạn Xuân áp dụng mô hình học 9+ cho học sinh bậc THCS giúp các bạn đảm bảo đầu ra chuẩn và đáp ứng nguồn nhân lực cho thị trường lao động trong thời gian ngắn nhất.
Dù việc phát triển giáo dục mở vẫn có điểm khó khăn đã và đang kim hãm cả hệ thống giáo dục HEDU nói riêng và nền giáo dục Việt Nam nói chung, nhưng nếu như đổi mới giáo dục và đào tạo ngay lập tức sẽ khắc phục những điểm khó khăn, hạn chế.
Hệ thống giáo dục HEDU luôn chú trọng việc đảm bảo chất lượng đào tạo từ việc phát triển, nâng cao chương trình và triển khai phương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế. Đo lường đánh giá các biện pháp để đảm bảo chất lượng chuẩn đầu ra theo thực tế khách quan và yêu cầu của xã hội cung cấp nguồn nhân lực đa dạng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển hiện nay.